Mạo hiểm phẫu thuật tăng chiều cao có hiệu quả hay không?

Ngày nay, phẫu thuật tăng chiều cao bằng cách kéo dài xương chân đã được sử dụng rộng rãi và đem lại kết quả tốt cho người có các dị tật về chân làm ảnh hưởng đến 2 chân có chiều cao bị chênh lệch hoặc những người có chiều cao khiêm tốn. Trước khi bạn có ý định phẫu thuật tăng chiều cao thì cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trong lĩnh vực cơ xương khớp sau đó mới tiến hành phẫu thuật. Hãy cũng Trùm Review tìm hiểu về vấn đề này để hiểu rõ hơn nhé!

Phẫu thuật tăng chiều cao là gì?

Phẫu thuật tăng chiều cao bằng cách kéo chân được xem như là một cuộc phẫu thuật không phức tạp. Phẫu thuật được thực hiện với mục đích làm hai chân có chiều dài tăng lên dựa vào việc cơ thể có khả năng tái tạo xương mới, dây chằng, những mô mềm, mạch máu và những dây thần kinh xung quanh.

Trước đây phẫu thuật nâng chiều cao thường hay được thực hiện cho những bệnh nhân có những dị tật ví dụ chân cao chân thấp, xương khớp bị viêm, bị chấn thương sau tai nạn… Nhưng đến hiện nay với y học ngày càng phát triển, thì càng có nhiều người quyết định phẫu thuật tăng chiều cao với mục đích làm đẹp thẩm mỹ làm chiều cao tăng lên cho cơ thể cân đối.

Theo lời khuyên từ những bác sĩ, phẫu thuật tăng chiều cao lên 16cm, trong đó việc kéo dài cẳng chân lên được 8 – 8.5cm, sau khi phẫu thuật hoàn thành sẽ phụ thuộc vào tình trạng và yêu cầu của người bệnh có thể thực hiện tiếp kéo dài xương đùi với chiều dài tối đa khoảng 8cm.

Xem xét tình trạng của người bệnh diễn biến thế nào để bác sĩ quyết định chiều dài chân nên phẫu thuật và cân nhắc phẫu thuật mấy lần nên thực hiện để đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe ở người bệnh. Bạn cũng nên chuẩn bị sẵn tâm lý trước và sau khi phẫu thuật có thể để lại biến chứng.

Khái niệm phẫu thuật tăng chiều cao?

Tại sao cần phẫu thuật tăng chiều cao?

Phẫu thuật tăng chiều cao ở Việt Nam đã xuất hiện từ những năm trước đây nhưng chủ yếu là chữa trị những di chứng bởi chiến tranh hay tai nạn lao động, u xương gây ra chân thấp chân cao, bệnh nhân có vấn đề bại liệt… đã dần dần phát triển sau đó và đã trở thành phương pháp làm đẹp, hỗ trợ chiều cao cho các bạn thấp bé, nhỏ con.

Chiều cao đã phát triển liên tục lúc bạn còn trong bụng mẹ cho đến khi khoảng năm 20 tuổi. Bởi vì nhiều lý do khách quan và chủ quan không giống nhau, một số bạn đã hơn 20 tuổi nhưng sở hữu chiều cao không tốt, kém, làm bạn tự ti và khó có thể tiếp xúc được người khác hay bỏ lỡ mất cơ hội tốt trong công việc cũng như cuộc sống.

Vào thời điểm này thì những cách tăng chiều cao tự nhiên đều không còn hữu ích bởi sụn tăng trưởng nằm trong 2 đầu xương đã phát triển và cốt hóa biến thành xương, khả năng tăng chiều cao bị hạn chế và không còn nữa. Phẫu thuật tăng chiều cao là phương pháp duy nhất để chiều cao cải thiện.

Vì đã trưởng thành và không còn nằm trong độ tuổi phát triển xương nhưng lại muốn một chiều cao vượt bậc để tự tin hơn, đủ tiêu chuẩn có cơ hội vào những công việc yêu thích, nhiều bạn đã lựa chọn phẫu thuật tăng chiều cao để chiều cao thay đổi cải thiện chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Những điều kiện cần khi phẫu thuật kéo chân tăng chiều cao

Phẫu thuật tăng chiều cao cần được tiến hành bởi bác sĩ có kinh nghiệm trong khoa chấn thương chỉnh hình cơ, xương, khớp tại những cơ sở y tế được Bộ Y tế  hay Sở Y tế công nhận và cấp phép.

Bệnh nhân có thể tiến hành phẫu thuật khi đủ những yêu cầu dưới đây:

  • Độ tuổi: Nếu bạn đang trong độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi là là thời điểm thích hợp nhất nhất để làm phẫu thuật kéo dài chân tăng chiều cao. Vì sau khoảng độ tuổi này xương đã dần dần lão hóa và không thích hợp để phẫu thuật chân, gặp phải những nguy cơ sau khi xong phẫu thuật tăng lên.
  • Tình trạng cơ thể : phẫu thuật tăng chiều cao thường được tiến hành cho người bình thường sở hữu chiều cao khiêm tốn (với nữ cao dưới 1m50, nam cao dưới 1m60), những bệnh nhân có dị tật bẩm sinh ví dụ chân cao chân thấp không đều với độ dài chênh lệch giữa 2 chân lớn hơn 3cm, để lại thương tật khi gặp tai nạn, bệnh lý về xương khớp. Thêm vào đó, người bệnh tham gia thực hiện phẫu thuật nên đảm bảo sức khỏe và tâm lý thật tốt và kiên nhẫn nhằm đạt được kết quả hiệu quả nhất sau khi phẫu thuật.

Quá trình phẫu thuật tăng chiều cao như thế nào?

Quá trình phẫu thuật tăng chiều cao bằng cách kéo dài chân được thực hiện theo từng bước như:

Bước 1: Bác sĩ sẽ xem xét và khám tổng quát tình trạng cơ thể

Bác sĩ sẽ xem xét tình trạng xương hiện tại của bạn, làm những xét nghiệm cần thiết để đảm bảo an toàn, trao đổi về những bước trong quá trình phẫu thuật nâng chiều cao cho người bệnh, và bệnh nhân nên phẫu thuật tăng thêm bao nhiêu centimet là hợp lý, chi phí và thời gian để phục hồi dự kiến sau phẫu thuật.

Bác sĩ sẽ xem xét và khám tổng quát tình trạng cơ thể

Bước 2: Thực hiện gây mê trước khi tiến hành phẫu thuật

Bác sĩ sẽ làm gây mê hay gây tê tùy vào quy trình phẫu thuật và cũng là bước không thể bỏ qua trước khi tiến hành phẫu thuật, sẽ làm bạn không có cảm giác hay làm giảm đau đớn và căng thẳng cho bệnh nhân trong khi thực hiện phẫu thuật tăng chiều cao.

Bước 3: Bác sĩ bắt đầu đóng đinh

Sau khi làm gây mê hay gây tê, bác sĩ sẽ thực hiện rạch một đường ở da cỡ 2cm dọc theo mặt trước gân bánh chè, bắt đầu thực hiện khoan ống vào tủy xương chày và cho một chiếc đinh vào có độ dài ngắn hơn độ dài của xương chày cỡ 4-6cm. Tiếp theo, bác sĩ sẽ rạch da dài 1cm ngay phần cẳng chân trên để đặt dụng cụ định vị, bắt hai vít chốt ngay đầu trung tâm.

Bước 4: Lắp khung cố định nơi cẳng chân

Đặt thiết bị để cố định được vào cẳng chân ở vị trí trên đầu xương chày và đầu dưới xương chày.

Bước 5: Bắt đầu cắt xương

Xương mác và xương chày sẽ được bác sĩ tiến hành cắt ra nhằm tách đôi những xương này ra, làm thành lỗ hở để phát triển xương, sau đó xương sẽ có chiều dài tăng lên. Quá trình này cần thực hiện vô cùng cẩn thận để không gặp tình trạng bị vỡ xương. Những tổ chức mạch máu bao quanh được an toàn, giúp thời gian hồi phục được rút ngắn và đau đớn giảm.

Bước 6: Hoàn thành và vết mổ được xử lý cẩn thận 

Bác sĩ sẽ thực hiện xử lý vết mổ sau khi thực hiện cắt xương không. Sau đó, vệ sinh sạch sẽ vết mổ và dùng những loại thuốc giảm đau thích hợp để hỗ trợ bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn sau phẫu thuật.

Phẫu thuật tăng chiều cao

Phẫu thuật tăng chiều cao chỉ là bước đầu trong quá trình cải thiện chiều cao bằng việc kéo dài xương chân. Quá trình sau phẫu thuật  có vai trò rất quan trọng và việc thành công của phẫu thuật tăng chiều cao sẽ quyết định sau thời gian này. Mỗi ngày xương thường có thể dài ra tầm 1mm, với việc điều chỉnh thiết bị khung thích  hợp cố định so với tình trạng xương có tốc độ phát triển nhanh hay chậm, từ đó bạn có thể quan sát sự tăng trưởng ở xương.

Bạn phải trải qua 70 ngày nếu có mong muốn chiều cao phát triển thêm 7 cm. Trong thời gian này, bạn nên ngồi hoặc nằm tại chỗ và không nên di chuyển một cách tự do vì chắc chắn sẽ đem lại cảm giác đau đớn và làm tác động đến sự tăng trưởng của xương ngày càng xấu. 

Sau 1 thời gian chiều cao đã phát triển như mong muốn, bạn sẽ đi đến bác sĩ để thực hiện tháo bộ khung cố định. Lúc này bạn phải có một ý chí kiên cường để bắt đầu 1 quá trình vật lý trị liệu để hồi phục khả năng vận động và dần dần cơ thể cũng thích ứng với chiều cao mới. 7-10 tháng là khoảng thời gian của quá trình này còn tùy thuộc vào cơ địa ở mỗi người khác nhau.

Tổng thời gian để hoàn thành phẫu thuật tăng chiều cao là 1 năm. Bạn cũng sẽ bỏ ra một số tiền rất lớn lên đến hàng trăm triệu đồng gồm các khoản chi phí phẫu thuật, thuốc men, dụng cụ và phí sinh hoạt trong khi đợi đến khi sức khỏe hồi phục.

Phẫu thuật kéo dài chân có an toàn không?

Phẫu thuật kéo dài chân không phức tạp và đã trải qua hàng trăm năm phát triển, được cải tiến và hoàn thiện rất nhiều. Hiện nay, hầu hết các ca phẫu thuật kéo dài chi đều được thực hiện một cách an toàn và mang lại hiệu quả cao.

Tuy vậy, như bất kỳ phẫu thuật nào khác, cũng tồn tại một số rủi ro và có thể gặp biến chứng. Trước khi quyết định thực hiện phẫu thuật kéo dài chân, việc của bạn là nghiên cứu kỹ lưỡng và tìm hiểu đầy đủ thông tin.

Kỹ thuật kéo dài chân cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình cơ – xương – khớp tại các cơ sở y tế được Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp phép. Do đó, bạn nên lựa chọn một cơ sở y tế uy tín và đáng tin cậy để thực hiện kỹ thuật này.

Phẫu thuật tăng chiều cao có đau không và cần bao lâu để hồi phục?

Nhiều người có mong muốn thực hiện phẫu thuật kéo dài xương, nhưng vẫn lo sợ về đau đớn trong quá trình phẫu thuật. Thông qua sự phát triển của y học hiện đại, các phương pháp giảm đau trước, trong và sau mổ sẽ giúp giảm tình trạng đau khi thực hiện phẫu thuật. Các bác sĩ cũng có khả năng kiểm soát và giảm đau đến từ vết mổ và quá trình mang khung cố định trong suốt quá trình kéo dài chân.

Sau phẫu thuật, trong thời gian kéo dài xương, người bệnh cần hạn chế vận động. Khi thực hiện điều chỉnh xương 1mm/ngày, được chia thành 3 lần trong ngày. Sau 1 tháng, chân có thể kéo dài thêm 3cm. Thời gian kéo dài này có thể dài hoặc ngắn tùy thuộc vào mục tiêu chiều dài chân muốn đạt được. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc người bệnh phải nằm yên một chỗ, mà họ có thể vận động nhẹ nhàng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Sau khi phẫu thuật tăng chiều cao có để lại biến chứng không?

Mặc dù phẫu thuật tăng chiều cao đa phần mang lại hiệu quả rất cao, nhưng sẽ có một số trường hợp  bệnh nhân có thể gặp phải với những biến chứng như sau:

Quá trình xương hồi phục quá nhanh sau phẫu thuật tăng chiều cao

Về lý thuyết, xương có thể phát triển thêm khoảng 1mm mỗi ngày, nhưng ở một số bệnh nhân, xương phục hồi và lành nhanh trước khi điều trị kết thúc, gây ra vấn đề và khó khăn trong việc điều chỉnh chiều dài xương cần thiết. 

Chính vì thế, người chữa trị cần điều trị và theo dõi tình trạng của bệnh nhân trong quá trình phục hồi xương và thực hiện một số biện pháp can thiệp để tránh tình trạng xương phục hồi quá nhanh sau khi phẫu thuật tăng chiều cao. Có thể áp dụng một biện pháp can thiệp là tăng tốc độ dài ra của xương lên 1,5-2 mm / ngày để đảm bảo xương lành lại theo chiều dài trước mổ.

Xương hồi phục quá chậm

Một số bệnh nhân thừa cân, béo phì, hút thuốc lá… có thể bị chậm quá trình phục hồi xương trong quá trình phẫu thuật kéo dài xương, khiến quá trình tái tạo mô mềm, mạch máu và các cơ, dây thần kinh ngoại vi khác lâu hơn. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ điều chỉnh dụng cụ cố định xương để rút ngắn khoảng cách khe hở xương cho phù hợp với thời gian hồi phục hoặc chèn thêm những mô xương vào khoảng hở làm đẩy nhanh quá trình nối liền, hồi phục ở xương.

Trong thời gian xương dài ra nhưng mô mềm không co giãn

Mô mềm ở gân, cơ, dây chằng và dây thần kinh không co giãn là một trong những biến chứng hay gặp sau quá trình phẫu thuật tăng chiều cao. Những mô mềm đó không thể co giãn một cách linh động theo quá trình dài ra ở xương, gây ra triệu chứng co cứng, chân bị bó chặt. Khi gặp trường hợp này, tùy thuộc vào tình trạng nhất định ở người bệnh bác sĩ có thể sử dụng những bài tập vật lý trị liệu làm tăng độ co giãn ở những mô mềm hay thực hiện phẫu thuật hỗ trợ giảm áp lực cho gân, cơ, dây chằng và những dây thần kinh bên trong cơ thể.

Chi phí phẫu thuật tăng chiều cao là bao nhiêu?

Chi phí phẫu thuật kéo dài chân bao gồm nhiều khoản phí như phí khám, phí xét nghiệm trước phẫu thuật, phí phòng mổ, phí vật tư tiêu hao trong quá trình phẫu thuật, phí dụng cụ cố định xương và tiền công cho bác sĩ cùng nhân viên trong đội ngũ phẫu thuật.

Bên cạnh chi phí phẫu thuật, người bệnh còn phải chi trả một số khoản phí khác sau phẫu thuật, còn được gọi là viện phí. Viện phí này bao gồm tiền thuê phòng, tiền thuốc, tiền chụp phim và các kiểm tra theo dõi sau mỗi lần tái khám.

Hiện tại, không có con số chính xác nào về chi phí phẫu thuật kéo dài chân được công bố. Tuy nhiên, chi phí này phụ thuộc vào từng bệnh viện mà quý vị thực hiện phẫu thuật.

Nếu phẫu thuật kéo dài chân được coi là một phương pháp điều trị, thì chi phí sẽ không quá cao. Tuy nhiên, nếu phẫu thuật được xem như một phẫu thuật thẩm mỹ, thì chi phí sẽ đáng kể.

Thông thường, chi phí phẫu thuật kéo dài chân tại các viện công hiện chỉ dao động từ 35 đến 40 triệu đồng, bao gồm cả chi phí phẫu thuật, dụng cụ kéo dài chân và viện phí. Trong khi đó, ở các bệnh viện tư, chi phí phẫu thuật này thường nằm trong khoảng dưới 100 triệu đồng.

Ngoài ra bạn có thể tập luyện thêm các môn thể thao vầ điều chỉnh chế độ ăn hợp lí, có thể dùng thêm thuốc tăng chiều cao nếu không muốn phẫu thuật. Nó cũng sẽ giúp bạn một phần nào về chiều cao. Nhưng việc phẫu thuật tăng chiều cao sẽ chắc chắn sẽ đem lại một chiều cao lý tưởng cho bạn. Hy vọng những kiến thức về phẫu thuật tăng chiều cao sẽ giúp ích cho bạn và nắm rõ hơn về quá trình phẫu thuật diễn ra như thế nào và nên tìm bác sĩ uy tín để có thể tiến hành phẫu thuật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Địa điểm Mỹ phẩm
Kem trị thâm mắt AHC
7 loại kem trị thâm mắt AHC đến từ Hàn Quốc hiệu quả nhanh chóng
Kem trị thâm mắt Kumargic chính hãng đến từ Nhật Bản
Kem trị thâm mắt Kumargic đánh bay quầng thâm mắt cấp tốc
Kem trị mụn La Roche-Posay
Top 9 kem trị mụn hiệu quả tức thì được đánh giá tốt nhất 2024
Làm đẹp Sức khoẻ
Cách trị thâm môi
4 phương pháp trị môi thâm giúp đôi môi hồng hào, đầy sức sống
Cách trị mụn lưng
8 cách trị mụn lưng tại nhà hiệu quả và cách ngăn ngừa mụn lưng
Thế nào là một đôi mắt đẹp? Bỏ túi các bí kíp giúp mắt đẹp hơn mỗi ngày