Bị nứt gót chân là một vấn đề gây nên nhiều phiền toái. Gót chân bị khô cứng nứt nẻ sẽ phải chịu nhiều đau đớn và gặp khó khăn trong việc di chuyển. Chính vì vậy, cách trị nứt gót chân hiệu quả luôn được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Trùm Review sẽ giới thiệu đến bạn các mẹo trị nứt gót chân hữu hiệu và có kết quả nhanh chóng nhất.
Tổng quan về nứt nẻ gót chân
Theo một cuộc khảo sát cho kết quả, 20% người trưởng thành ở Mỹ mắc phải tình trạng bị nứt gót chân. Tình trạng này có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đặc biệt, các chị em phụ nữ sẽ dễ bị nứt nẻ gót chân hơn đàn ông.
Đối với nhiều người, gót chân bị khô cứng nứt nẻ không quá nghiêm trọng. Nó sẽ gây một vài khó chịu trong lúc bạn đi chân trần. Một số trường hợp đặc biệt, mọi người sẽ có các vết nứt ở gót chân sâu và có nhiều đau đớn. Do đó, người bệnh rất cần đến những cách trị nứt gót chân hiệu quả nhất tại nhà.
Nguyên nhân nứt gót chân là gì?
Dấu hiệu xuất hiện đầu tiên của người bị nứt gót chân là có vùng da khô, dày ở xung quanh vành gót. Lúc đi bộ, lớp đệm mỡ dưới gót nở ra. Đây chính là nguyên nhân nứt gót chân ở nhiều người.
Bên cạnh đó, có những lý do nứt gót chân như:
- Đứng trong nhiều giờ liên tục.
- Thường xuyên đi chân trần hoặc mang dép lộ gót.
- Thói quen tắm nước nóng quá lâu.
- Xài xà phòng quá mạnh làm hại lớp dầu tự nhiên trên da.
- Mang giày quá chật hoặc không có miếng đệm bảo vệ gót chân.
- Da chân khô do thời tiết. Ví dụ, trong môi trường nhiệt độ lạnh hoặc độ ẩm thấp sẽ dễ gây ra tình trạng gót chân bị khô cứng nứt nẻ.
Ngoài ra, nguyên nhân nứt gót chân cũng vì một số bệnh lý khác nhau:
- Người có lượng đường trong máu cao và tuần hoàn máu quá kém do căn bệnh tiểu đường. Đây cũng là lý do nứt gót chân ở nhiều người. Khi mắc bệnh, da sẽ khô và dần dần gót chân dễ bị nứt nẻ đau đớn.
- Các tình trạng khác có thể gây khô da và nứt nẻ gót chân bao gồm: cơ thể thiếu vitamin, nhiễm trùng do nhiễm nấm, bị suy giáp, viêm da dị ứng, các căn bệnh da liễu,…
Các dấu hiệu đi kèm khi bị nứt gót chân
Ngoài gót chân bị khô cứng nứt nẻ, người mắc bệnh có thể gặp các tình trạng sau:
- Da thường xuyên bong tróc.
- Ngứa.
- Gót chân bị đau ở mức độ nghiêm trọng.
- Chảy máu phần gót chân.
Bật mí 10 cách trị nứt gót chân tại nhà cực hiệu quả
1. Cách trị nứt gót chân bằng vaseline
Cách trị nứt gót chân được nhiều người áp dụng nhất đó là dùng vaseline. Đầu tiên hãy trộn đều 1 muỗng vaseline vào 4 giọt cốt chanh. Sau đó tiến hành ngâm đôi chân vào nước muối ấm khoảng 15 phút. Lau thật khô chân và thoa hỗn hợp đều lên các vết nứt. Hãy kiên trì áp dụng mỗi tối trước khi ng. Đây là cách làm mềm gót chân tại nhà hiệu quả nhất.
Thêm nữa, một mẹo trị nứt gót chân khác là bạn hãy bôi kem đặc trị nứt gót chân. Các loại thuốc trị nứt gót chân nặng bao gồm:
- Cao lá Thuần Mộc
- Gót Sen – Sao Thái Dương
- Neutrogena Foot Cream
- Heel Spa
- Kpem Apteka
- Scholl
- ISIS Pharma Secalia A.H.A
2. Cách trị nứt gót chân bằng kem đánh răng
Cách làm mềm gót chân tại nhà được nhiều người áp dụng nhất là sử dụng kem đánh răng. Đầu tiên hãy ngâm bàn chân trong nước muối ấm loãng khoảng 15 phút và lau thật khô. Sau đó, trộn 1 muỗng cà phê kem đánh răng kèm 1 viên nang vitamin E.
Bước tiếp theo trong cách trị nứt gót chân bằng kem đánh răng là bôi thật đều hỗn hợp lên chỗ nứt. Nếu được, bạn hãy để nguyên hỗn hợp trên da qua đêm để phát huy thêm tác dụng.
3. Mẹo trị nứt gót chân bằng nha đam
Cách trị nứt chân hiệu quả nhất đó là sử dụng nha đam. Nha đam có tính sát khuẩn, kháng viêm cao, giúp giảm đau nhức và chữa trị vết nứt rất hiệu quả. Chỉ cần ngâm đôi chân trong nước muối ấm khoảng 10 phút và lau sạch. Nha đam được bóc vỏ và lấy phần gel trắng ở trong. Bạn có thể thái lát gel nha đam để thoa lên vùng da gót chân bị nứt nẻ.
4. Cách trị nứt gót chân bằng dầu dừa
Sử dụng dầu dừa cũng là một trong những cách trị nứt chân nhanh nhất. Dầu dừa thường được dùng cho da khô, bệnh chàm hoặc vảy nến. Nó có tác dụng cải thiện làn da và bảo đảm độ ẩm tốt nhất. Cách trị nứt gót chân tại nhà bằng dầu dừa thật sự mang lại hiệu quả rất cao và không có tác dụng phụ.
5. Dùng baking soda là cách trị nứt gót chân hiệu quả
Baking soda không những có khả năng tẩy rửa trong nhà bếp mà còn có thể dùng trong việc làm đẹp như áp dụng trong cách trị nứt gót chân nặng. Vừa hiệu quả và an toàn thì ngại ngần gì mà bạn không thực hiện ngay:
- Bước 1: Bạn lấy khoảng 3 muỗng Baking soda hòa chung với 4 lít nước ấm
- Bước 2: Để bàn chân ngâm trong chậu nước vừa pha trong 10 đến 15 phút
- Bước 3: Bạn dùng tay, miếng bông hoặc đá cụi hơi nhẵn để chà gót chân nhẹ nhàng nơi bị nứt gót
- Bước 4: Rửa chân lại bằng nước sạch lâu khô.
Sau khi bạn trị nứt gót chân xong bạn có thể chăm sóc thêm để chân được mềm mịn bằng việc sử dụng kem dưỡng ẩm. Thực hiện cách này khoảng 2 lần mỗi tuần để phần nứt ở gót chân láng mịn.
6. Cách trị nứt gót chân bằng chuối
Chuối có rất nhiều dưỡng chất nuôi dưỡng cho da rất hiệu quả như các vitamin B12, B6, magie, kali,…Dùng chuối để trị nứt ở gót chân sẽ giúp da có thêm các chất dinh dưỡng cần thiết, làm da được mềm mịn hơn, da tẩy tế bào chết láng mịn và tế bào da được tái tạo. Cách trị nứt gót chân bằng chuối như sau:
- Bước 1: dùng cỡ 2 quả chuối đã chín, lột vỏ bỏ đi và lấy 2 quả chuối đem đi xay nhuyễn
- Bước 2: thoa lên gót chân bị nứt và để yên trong 15 phút
- Bước 3: bạn hãy rửa sạch gót chân với nước ấm
- Bước 4: Cách này sẽ giúp tế bào chết loại bỏ và lớp sừng ở da rồi dùng xà phòng rửa chân cẩn thận
Áp dụng cách trị gót chân bị nứt với quả chuối thường xuyên mỗi ngày để thấy kết quả thay đổi nhanh nhất. Bạn hãy thực hiện ngay nhé vì cách làm và nguyên liệu có thể kiếm mua dễ dàng chỉ cần bạn không nản lòng thì đôi chân của bạn sẽ đẹp lên nhanh thôi!
7. Cách trị nứt gót chân bằng chanh
Chanh có tác dụng kháng vi khuẩn, chống viêm và giàu vitamin C, có thể hỗ trợ trong việc làm lành vết nứt da chân. Ngoài ra, chanh cũng có thể cung cấp dưỡng chất cho da và làm dịu da kích ứng.
Để trị nứt gót chân bằng chanh, bạn có thể thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Lấy một quả chanh và cắt đôi. Vắt bớt nước và chỉ sử dụng vỏ chanh.
- Bước 2: Đặt một nửa vỏ chanh lên vùng gót chân bị nứt và đặt tất lên để giữ vỏ chanh trong vòng 30 phút. Lưu ý không nên sử dụng tất có giá trị cao vì acid trong chanh có thể gây hư hỏng tất.
- Bước 3: Rửa sạch chân bằng nước và sau đó áp dụng một loại dầu tự nhiên như dầu dừa để dưỡng ẩm cho gót chân.
Chanh là một nguyên liệu tự nhiên không gây tác dụng phụ nhiều, cho phép bạn áp dụng cách trị nứt gót chân này thường xuyên theo ý muốn của mình.
8. Cách trị nứt gót chân bằng vỏ dứa
- Bước 1: Cắt vỏ dứa thành các lát mỏng và đắp lên vùng gót chân bị nứt.
- Bước 2: Mang tất vào và để vỏ dứa ở trên trong khoảng thời gian từ 10 đến 15 phút.
9. Cách trị nứt gót chân bằng mật ong
10. Ngâm nước ấm và tẩy tế bào chết cho bàn chân
Nếu bạn đang đau đầu với vấn đề nứt nẻ gót chân, ngâm và tẩy tế bào chết là một phương pháp hữu hiệu. Vùng da xung quanh gót chân thường dày và khô hơn các vùng da khác trên cơ thể. Khi áp dụng lực, da này có thể bong ra. Để giúp bạn chăm sóc đôi chân của mình, hãy thực hiện cách trị nứt gót chân với các bước sau:
- Ngâm chân tại nhà với nước ấm và sử dụng xà phòng trong vòng tối đa 20 phút.
- Sử dụng xơ mướp, dụng cụ chà chân hoặc đá bọt để loại bỏ lớp da dày và cứng.
- Nhẹ nhàng vỗ nhẹ để làm khô chân.
- Thoa kem dưỡng gót chân hoặc kem dưỡng ẩm dày lên vùng da bị nứt.
- Sử dụng dầu khoáng để khóa ẩm cho chân. Để tránh làm lem dầu ra xung quanh, hãy mang tất sau khi thoa dầu.
- Tránh chà chân khi chúng đang khô, vì điều này có thể làm tổn thương da. Bạn có thể thử sử dụng tay áo thay thế cho tất khi dưỡng ẩm cho gót chân.
Bị nứt gót chân bôi thuốc gì để đạt hiệu quả nhanh nhất
Ngoài các cách trị nứt gót chân bên trên, bạn cũng có thể sử dụng thuốc trị nứt gót chân nặng. Áp dụng cho các trường hợp chân bị nứt nẻ quá nặng, phải cần đến thuốc bôi để cải thiện nhanh chóng. Vậy bị nứt gót chân bôi thuốc gì an toàn và có kết quả nhanh chóng nhất? Mọi người hãy lựa chọn thuốc bôi có chứa những thành phần sau:
- Urê.
- Axit salicylic.
- Axit alpha-hydroxy.
- Saccharide isomerate.
Mẹo ngăn ngừa tình trạng nứt nẻ gót chân
Sau khi lựa chọn được thuốc trị nứt gót chân nặng, bạn cũng nắm rõ những lưu ý sử dụng sau:
- Ngoài việc sử dụng kem dưỡng da tay, bạn nên thoa kem dưỡng gót chân vào mỗi sáng giúp tăng đàn hồi cho làn da.
- Kiên trì dưỡng ẩm gót chân hai đến 3 lần mỗi ngày.
- Cách bảo vệ chân khỏi nứt nẻ đó là đi giày bảo vệ gót chân.
- Không nên mang giày quá chật.
- Tránh đứng nhiều và lâu một tư thế
- Kiểm tra bàn chân thường xuyên để biết cơ thể có dấu hiệu bệnh tiểu đường hay không.
- Uống nhiều nước mỗi ngày
Tình trạng nứt nẻ gót chân không quá quan ngại. Tuy nhiên có nhiều trường hợp nứt gót chân gây chảy máu và đau đớn trong việc đi làm. Hy vọng bài viết đã giúp bạn nắm rõ các cách trị nứt gót chân hiệu quả. Bảo vệ gót chân mềm mại sẽ giúp cuộc sống bạn tươi trẻ hơn đấy nhé.
- Review thuốc trị sẹo Dermatix liệu có hiệu quả như lời đồn?
- Review dầu dưỡng tóc Moroccanoil có tốt như lời đồn?
- 5 loại hạt ngũ cốc giảm cân hiệu quả nhanh chóng, vị thơm ngon
- Top 10 sữa rửa mặt trị mụn tốt nhất phù hợp với mọi loại da
- Top 11 cách làm trắng da mặt tự nhiên nhưng không bắt nắng