Trám răng là gì? Những lưu ý khi sử dụng biện pháp trám răng

Trám răng được biết là phương pháp phục hình răng khá phổ biến hiện nay. Thế nhưng không phải ai cũng biết và nắm rõ phương pháp này. Hãy cùng Trùm Review tìm hiểu trám răng là gì? Cùng các lưu ý đặc biệt khi sử dụng phương pháp trám răng này.

Trám răng là gì?

Phương pháp nha khoa này khá đơn giản nhằm phục hồi chức năng của răng bị hỏng. Do nhiều nguyên nhân như: sâu răng, răng thưa, răng mẻ, răng vỡ, răng bị hở lợi…. Trám răng là cách chữa đau răng và mang lại vẻ đẹp tự nhiên cho răng đồng thời duy trì chức năng nhai và ngăn ngừa một số bệnh răng miệng.

Trám răng là gì? Chính là câu hỏi được khá nhiều người đang gặp các vấn đề chủ yếu về răng sâu quan tâm. Vật liệu để trám răng thẩm mỹ thường sử dụng hợp chất composite nha khoa. Kết hợp cùng việc chiếu đèn laser hay chiếu đèn halogen quang trùng hợp. Tất cả đều có tác dụng làm đông cứng composite và cố định composite một cách vững chắc vào răng thật.

Trám răng là gì

Khi nào nên trám răng?

Ngoài việc hiểu được trám răng là gì? Bạn cũng nên biết khi nào mới cần sử dụng phương pháp trám răng. Các chuyên gia nha khoa nhận định rằng rằng nên trám răng trong những trường hợp dưới đây:

  • Răng có dấu hiệu xuất hiện những lỗ sâu nhỏ, sâu răng nhẹ, chấm đen nhỏ trên răng. Thì khi đó bạn nên sử dụng phương pháp trám răng để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn.
  • Bị bệnh mòn cổ chân răng làm răng dễ bị chảy máu, ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh hay khi đánh răng. Trường hợp mòn cổ chân răng dạng nặng làm răng bị lung lay dễ dẫn đến nguy cơ bị mất răng. Do đó bạn nên đến bác sĩ nha khoa tư vấn để có biện pháp chữa trị phù hợp khi mòn cổ chân răng nặng. Bởi vì trám răng không thể nào cải thiện tình trạng răng bị lung lay và bảo vệ được răng thật chắc chắn.
  • Răng đang gặp phải trường hợp mẻ, bể hay bị thay đổi hình dạng ban đầu. Điều này khiến cho nhiều người mất đi vẻ tự tin. Đồng thời ảnh hưởng đến chức năng nhai thức ăn của bạn.
  • Răng thưa, khe răng hở ra một khoảng tương đối rộng gây mất thẩm mỹ. Răng thưa dẫn đến dễ nhét thức ăn, tạo mảng bám gây sâu răng. Do đó phương pháp thích hợp nhất để giải quyết tình trạng trên là nên trám răng để đóng kín kẽ răng.

Các bước để chẩn đoán tình trạng cần trám răng

Đa số nhiều người muốn đi trám răng thẩm mỹ chỉ vì muốn răng được đẹp hơn, một số khác lại muốn trám răng sâu bởi răng bị tổn thương do vi khuẩn. Do vậy mà ngay khi răng xuất hiện vấn đề, việc đầu tiên mà họ nghĩ đến chính là tìm hiểu xem trám răng là gì? Tiếp theo đó chính là quy trình mà bác sĩ chẩn đoán trường hợp nào cần đi trám răng.

1. Khám và quan sát

Đầu tiên, nha sĩ sẽ nhìn, kiểm tra sau đó đánh giá toàn bộ miệng, chú ý nhất vào vùng răng thấy đau. Nha sĩ sẽ tìm ra các dấu hiệu sâu răng như răng đổi màu, đường nút, xuất hiện đốm trắng hoặc các vùng gồ ghề trên răng.

2. Gõ và thăm dò

Sau bước quan sát, nha sẽ sẽ sử dụng dụng cụ để gõ nhẹ lên răng. Răng xuất hiện những kiểu sâu khác nhau sẽ gây ra những cảm giác khác nhau. Do vậy mà việc gõ để thăm dò trước khi trám răng sẽ đáng giá được mức độ nặng nhẹ của răng.

Đối với những vị trí sâu, nha sĩ sẽ dùng dụng cụ có đầu nhỏ thăm dò. Việc này sẽ giúp nha sĩ xác định được lỗ sâu răng trên bề mặt nhai hoặc láng.

3. Chụp phim X quang

Sau khi thăm khám, nha sĩ sẽ chụp 1 số phim nha khoa giúp quan sát kỹ hơn các cấu trúc, vùng chóp của răng trong xương. Việc chụp phim cũng giúp cho nha sĩ đễ dàng đưa ra các quyết định trám răng thẩm mỹ hay chữa tủy, nhổ bỏ.

4. Chẩn đoán và lên kế hoạch điều trị

Bước cuối cùng chính là nha sĩ liệt kê ra vấn đề của răng cùng với cách điều trị cho bạn. Thường thf nếu sâu răng nhỏ hoặc trên bề mặt răng thì nha sĩ sẽ thực hiện phương pháp tái khoáng hóa tại các vị trí sâu. Tuy nhiên cách điều trị này sẽ tốt nếu như bệnh nhân tuân thủ đúng cách vệ sinh răng miệng, đánh răng đúng cách và áp dụng chế độ ăn hợp lý.

Nếu sâu răng quá lớn hoặc vị trí khó kiểm soát thì bạn sẽ được điều trị trám răng sâu.

Trám răng có đau không?

Trám răng có ảnh hưởng gì không là thắc mắc của rất nhiều người sau khi đã biết trám răng là gì. Thực tế từ những người đã trám răng cho thấy rằng trám răng không gây đau nhức và hoàn toàn không ảnh hưởng đến nướu.

Trám răng

Bởi vì trám răng sử dụng vật liệu Composite cao cấp cùng công nghệ Laser hiện đại. Nên răng sẽ không còn khuyết điểm nữa và ngăn chặn sâu răng phát triển.

Các vật liệu thường dùng để trám răng

Các vật liệu tám răng

Trám răng bằng miếng trám vàng

Ưu điểm

Trám răng với miếng trám vàng sẽ có độ bền khá cao: sử dụng được từ 10-15 năm hoặc hơn. Sản phẩm ít bị ăn mòn.

Chịu lực tốt: hàn trám răng với miếng trám này sẽ giúp bạn có được nhai tốt nhất.

Thẩm mỹ: tính thẩm mỹ của miếng trám vàng cũng được đánh giá cao hơn với miếng bạc.

Nhược điểm

Bởi hiệu quả cao nên chi phí cho vật liệu này cũng đắt hơn, gấp 10 lần so với miếng trám bạc.

Thời gian điều trị khi dùng phương pháp này cũng nhiều hơn. Điều trị tối thiểu 2 lần.

Nhiều người sẽ không thích màu sắc của miếng trám này, đa số họ thích màu trùng với răng.

Trám răng bằng miếng tráng bạc

Ưu điểm

Độ bền của miếng trám tồn tại từ 10-15 năm.

Độ chịu lực cao.

Chi phí bỏ ra thấp

Nhược điểm

Miếng trám có màu không phù hợp với răng tự nhiên.

Quá trình tạo xoang để lưu đủ miếng trám amalgam sẽ làm mất nhiều mô răng hơn.

Làm thay đổi màu sắc niêm mạc xung quanh.

Trám răng bằng composite

Ưu điểm

Sản phẩm có tính thẩm mỹ cao bởi compostie khá phù hợp với màu răng tự nhiên. Chúng thường được sử dụng để trám răng cửa.

Tính linh hoạt cao do có thể sử dụng để phụ hồi xoang sâu, gãy vỡ, răng mẻ hoặc bị mòn.

Tiết kiệm được mô răng khi tạo xoang trám.

Nhược điểm

Sản phẩm có độ bền thấp hơn miếng bạc và vàng, chỉ từ 5 năm. Hơn nữa đối với xoang sâu lớn thì sản phẩm không chịu được lực nhiều như amalgam.

Thời gian trám răng lâu hơn so với miếng trám bạc.

Chi phí đắt hơn amalgam

Các vật liệu khác

Sứ

Sứ là vật liệu sở hữu tính kháng mòn cao hơn nhiều so với composite, độ bền lên đến 15 năm. Tuy nhiên giá thành cao giống như miếng trám vàng.

Glass ionomer

Đây là loại hỗn hợp của thủy tinh và Acryluic. Loại vật liệu này phổ biếng để trám tại các vị trí dưới nướu cho trẻ em. Tuy nhiên lực chịu của loại này yếu hơn so với compostie, dễ bị mòn và dẫn đến nứt vỡ. Giá thành thấp hơn composite nhưng thời gian chịu bền khoảng 5 năm.

Những vấn đề thường gặp phải sau khi trám răng

Trám răng thẩm mỹ là phương pháp sở hữu nhiều ưu điểm nhưng cũng có thể gặp các vấn đề nếu gặp 1 nơi kém chất lượng.

Gây tê không đúng cách, cạo vết sâu răng nhiều gây đau nhức và khó chịu cho bệnh nhân.

Vật liệu trám răng kém, sau 1 thời gian sẽ gây ê buốt cho răng khi ăn uống.

Dễ tái phát tình trạng sâu răng nếu trám răng không đúng cách.

4 quy trình cơ bản của việc trám răng

Nếu bạn đã nắm rõ trám răng là gì? Chúng ta bắt đầu tiến hành quy trình trám răng. Trong quy trình chuẩn cơ bản của trám răng chắc chắn không thể thiếu 4 bước này:

Bước 1: Gây tê

Đa số các trường hợp sẽ không cần gây tê, tuy nhiên sẽ có nhiều bệnh nhân khá nhạy cảm. Lúc này nha sĩ tiến hành gây tê tại chỗ cho bệnh nhân.

Bước 2: Loại bỏ mô sâu, miếng trám cũ nếu có

Khi các mô xung quanh đã tê hoàn toàn, nha sĩ sử dụng mũi khoan hay dụng cụ nạo ngày giúp làm sạch mô sâu bên trong xoang. Giai đoạn này cực kỳ quan trọng bởi nếu mô sâu không sạch bạn sẽ bị tái sâu răng.

Bước 3: Tạo hình

Giai đoạn này, nha sĩ sẽ đưa vật liệu trám vào bên trong xoang để tạo hình theo múi, góc giống với hình dạng răng,

Nếu bạn trám Amalgam thì việc tạo xoang sẽ phải đạt hình thể do vậy có thể làm mất nhiều mô. Nếu phục hồi răng bằng miếng trám vàng bạn nên có thêm buổi hẹn.

Nếu áp dụng trám bằng composite, giai đoạn trám sẽ gồm 3 bước: xoi mòn, bôi keo dán, đặt composite.

Trong quá trình trám răng, dịhc và nước bọt nên được cô lập bởi nếu xoang trám bị ướt thì vật liệu sẽ không thể dính với bề mặt răng.

Trám răng thẩm mỹ

Bước 4: Đánh bóng và kiểm tra

Sau khi vật liệu đã lắp đầy xoang, nha sĩ sẽ tiếp tục làm mịn, tạo dáng hoàn thiện cho miếng trám. Bước cuối cùng chính là kiểm tra khớp cắn bằng giấy ghi có màu. Điều này giúp ngăn cho miếng trám bị cộm.

Bệnh nhân nên lưu ý những gì sau khi trám răng?

Hiểu được trám răng là gì? Để sau khi trám răng bạn sẽ biết mình cần chăm sóc răng như thế nào.

  • Sau khi trám răng tầm hai tiếng không nên ăn thức ăn để miếng trám được khô cứng bám chặt vào răng.
  • Không ăn đồ ăn chứa nhiều chất đường và tinh bột có thể gây sâu răng. Hoặc không ăn đồ quá cứng hay dai làm dễ bể, bong tróc mảng trám
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa chất kích thích, quá lạnh hay quá nóng. Mà nên chọn những loại thực phẩm mềm, ít đường và tinh bột.
  • Chăm sóc răng miệng sạch sẽ, sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa dính trong kẽ răng. Sử dụng loại bàn chải tốt, thực hiện quy trình chải răng đúng cách, đánh răng nhẹ nhàng vừa phải.
  • Dùng nước muối ấm súc miệng 2 lần/ngày sau khi thức dậy và trước khi đi ng. 
  • Nên có chế độ khám răng định kỳ ít nhất khoảng 6 tháng/lần
  • Sau khi trám răng nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ nha khoa để tránh bị nhiễm trùng. Đồng thời nên đi tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra miếng trám răng. 

Trám răng có đau không

Lưu ý: Trường hợp răng của bạn bị sâu nghiêm trọng hay bị vỡ mẻ lớn. Điều này rất khó để thực hiện phương pháp trám răng. Bạn nên đến bác sĩ để tư vấn chọn giải pháp điều trị kịp thời phù hợp với tình trạng của bạn. Các bác sĩ nha khoa sẽ cân nhắc giữa hai phương pháp trám răng và phục hình răng sứ. Bởi vì răng sứ mang lại lợi ích lâu bền hơn, cải thiện chức năng nhai tốt hơn.

Trên đây là một vài chia sẻ của Trùm Review về vấn đề trám răng là gì? Có đau như mọi người vẫn nghĩ không? Nếu bạn đang có nhu cầu về trám răng hay chỉ muốn tìm hiểu thôi thì cũng không nên bỏ qua bài viết thú vị này. Ngoài ra, hãy quan tâm răng miệng nhiều hơn, nở một nụ cười xinh với hàm răng đẹp trắng sáng từ những cách trắng răng tại nhà. Chúc bạn có được nhiều thông tin hữu ích về chăm sóc răng miệng và trám răng nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Địa điểm Mỹ phẩm
Kem trị thâm mắt AHC
7 loại kem trị thâm mắt AHC đến từ Hàn Quốc hiệu quả nhanh chóng
Kem trị thâm mắt Kumargic chính hãng đến từ Nhật Bản
Kem trị thâm mắt Kumargic đánh bay quầng thâm mắt cấp tốc
Kem trị mụn La Roche-Posay
Top 9 kem trị mụn hiệu quả tức thì được đánh giá tốt nhất 2024
Làm đẹp Sức khoẻ
Cách trị thâm môi
4 phương pháp trị môi thâm giúp đôi môi hồng hào, đầy sức sống
Cách trị mụn lưng
8 cách trị mụn lưng tại nhà hiệu quả và cách ngăn ngừa mụn lưng
Cách làm trắng da mặt
Top 11 cách làm trắng da mặt tự nhiên nhưng không bắt nắng