Top 9 cách chữa đau răng nhanh chóng và hiệu quả nhất tại nhà

Cái răng cái tóc là góc con người. Ai cũng mong sở hữu một bộ răng đều và trắng sáng để có được một nụ cười tự tin. Tuy nhiên những cơn đau răng xuất hiện khiến bạn mệt mỏi. Hãy cùng Trùm Review khám phá tại sao lại đau răng cũng như các cách chữa đau răng tại nhà giúp bạn đánh bay cơn ê buốt.

Cách chữa đau răng

Cách chữa đau răng

Vì sao lại đau răng?

Trước khi tìm được cách trị đau răng bạn phải tìm hiểu về nguyên nhân vì sao đau răng để có thể đề ra phương án điều trị phù hợp nhất. Thường thì răng bị đau là do một trong những nguyên nhân dưới đây:

  • Bệnh về nướu: Những mảng bám trên răng làm cho nướu bị tụt xuống, phá hủy những cấu trúc nâng đỡ. Từ đó khiến cho răng bạn khó vệ sinh sạch dẫn đến các tình trạng viêm, sưng gây đau răng.
  • Sâu răng, viêm tủy: Việc vệ sinh răng miệng không tốt dẫn đến các vi khuẩn trong miệng phát triển gây nên các lỗ sâu nhỏ. Lâu dần các lỗ sâu này phát triển lớn hơn dẫn đến viêm tủy khiến răng đau nhức, khó chịu.
  • Áp xe nướu răng: xảy ra do tình trạng vụn thức ăn không được làm sạch bám tại nướu răng, lâu dần dẫn đến viêm, đau và nặng hơn là nhiễm trùng.
  • Thiếu dinh dưỡng: Thiếu các loại vitamin A, D3, canxi, flour khiến cho răng yếu và dễ lung lay. Thiếu vitamin C dẫn đến viêm lợi, chân răng bị chảy máu.
  • Sức đề kháng bị suy yếu: Khi bị bệnh sức đề kháng sẽ giảm dẫn đến các tình trạng viêm, sưng, đau răng xảy ra có thể dẫn đến viêm loét, hoại tử miệng. Nguy hiểm hơn là bị nhiễm trùng máu và các biến chứng khác.
  • Chấn thương vùng răng miệng: Do tai nạn giao thông hay các trường hợp khác khiến răng bị gãy, mẻ, rạn răng khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào tủy làm nhiễm trùng rất khó xử lý.
  • Sự cố nha khoa: Bạn niềng răng, làm răng giả, trồng răng sứ, trám răng,… nhưng gặp phải địa điểm không chất lượng sẽ khiến răng bạn yếu đi và xử lý không đúng cách dẫn đến viêm, nhiễm khuẩn.
  • Mọc răng khôn: Do mọc lệch sai vị trí nên răng khôn tác động vào xương hàm cũng như vùng nướu lợi khiến đau nhức và viêm nướu.

Ngoài những nguyên nhân trên còn có rất nhiều nguyên nhân khác tuy nhiên bạn cần được thăm khám và tư vấn từ bác sĩ, chuyên gia răng miệng để tìm được phương án điều trị phù hợp.

Top 9 cách chữa đau răng hiệu quả tức thì tại nhà

Đau răng như một nỗi ám ảnh bởi những cơn ê buốt kéo dài khiến bạn không thể nào tập trung để làm việc. Nhưng bạn lại không có đủ thời gian để đến những cơ sở nha khoa để điều trị. Vậy thì một số cách chữa đau răng dưới đây sẽ là vị cứu tinh giúp bạn thoát khỏi cơn đau nhanh chóng.

1. Cách chữa đau răng bằng đá lạnh

Chắc hẳn cách chữa đau răng bằng đá lạnh là phương án tốt nhất bạn nên sử dụng mỗi khi tình trạng đau răng xuất hiện. Bởi chườm lạnh sẽ giúp làm dịu cơn đau bằng cách đưa ra những tín hiệu lấn át cảm giác ê buốt, khó chịu ở răng. Ngoài ra đá lạnh còn giúp giảm sưng hiệu quả.

Cách chữa đau răng bằng đá lạnh

Cách chữa đau răng bằng đá lạnh

Bạn nên sử dụng khăn vải mỏng hoặc túi chườm và bỏ đá lạnh vào. Sau đó áp vào má hoặc vị trí bên ngoài của khu vực đau răng. Tình trạng đau răng sẽ được kiểm soát rất nhanh chóng.

2. Cách chữa đau răng bằng nước muối

Muối là một loại gia vị quen thuộc và không thể thiếu trong mỗi gia đình. Ngoài công dụng giúp món ăn của bạn tròn vị, đậm đà thì muối biển còn được xem như một vi thuốc giúp hỗ trợ sức khỏe rất thần kì. Đặc biệt nước muối có chứa các hợp chất kháng khuẩn cũng như các khoáng chất có tác dụng giảm viêm, giảm sưng đau và làm lành vết thương. Chính vì vậy cách chữa đau răng bằng nước muối sẽ mang lại cho bạn hiệu quả bất ngờ.

Cách chữa đau răng bằng nước muối

Cách chữa đau răng bằng nước muối

Bạn nên pha loãng 1 thìa muối biển và nước ấm tạo thành dung dịch. Sau đấy bạn lấy một lượng vừa đủ nước muối để ngậm súc miệng mỗi lần khoảng 20s rồi nhả ra. Lặp lại liên tục cho đến khi hết.

Ngoài ra bạn có thể sử dụng nước muối như một loại nước súc miệng hằng ngày để loại bỏ các mảng bám trên răng, giúp răng trắng sáng.

3. Cách chữa đau răng bằng tỏi

Đây được xem là cách chữa đau răng nhanh nhất tại nhà được nhiều người áp dụng. Tỏi không chỉ được biết đến như một nguyên liệu giúp tăng hương vị của món ăn. Mà tỏi còn được dùng trong các công thức chữa bệnh dân gian được lưu truyền. Trong tỏi có chứa allicin giúp kháng khuẩn, ngăn chặn tình tình trạng viêm nhiễm và tăng hiệu quả của hệ miễn dịch.

Cách chữa đau răng bằng tỏi

Cách chữa đau răng bằng tỏi

Để chữa đau răng bằng tỏi bạn dùng 1 tép tỏi lột vỏ và rửa sạch. Sau đấy bạn chỉ cần nhai tỏi ở vùng răng bị đau cho đến khi đỡ hẳn, nếu vẫn còn đau thì bạn tiếp tục nhai tép tỏi thứ 2.

4. Cách chữa đau răng bằng hành tây

Có thể bạn chưa biết trong hành tây có chứa hợp chất của lưu huỳnh. Vì vậy khi kết hợp với nước bọt sẽ hình thành acid sulfuric có hiệu quả gây tê, giảm đau. Ngoài ra các thành phần khác còn giúp hành tây có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, ngăn ngừa chảy máy chân răng vô cùng hiệu quả.

Cách chữa đau răng bằng hành tây

Cách chữa đau răng bằng hành tây

Tương tự như cách chữa đau răng bằng tỏi, bạn chỉ cần nhai hành tây ở vị trí răng đau cho đến khi mùi hăng nồng của hành không còn và tiếp tục nhai đến khi cảm giác đau buốt giảm dần và hết hẳn.

5. Cách chữa đau răng bằng bạc hà

Dùng bạc hà cũng là một cách chữa đau răng sâu nhanh nhất tại nhà. Tinh chất bạc hà là một hoạt chất kháng khuẩn và giảm đau hiệu quả bởi khả năng gây tê và làm dịu cơn đau. Ngoài công dụng tiêu diệt những vi khuẩn gây đau răng, bảo vệ răng miệng thì bạc hà còn giúp bạn sở hữu một hơi thở thơm mát.

Cách chữa đau răng bằng bạc hà

Cách chữa đau răng bằng bạc hà

Bạn có thể sử dụng bạc hà khô, tươi hay dạng tinh chất để chữa đau răng.

  • Bạc hà khô bạn có thể sử dụng như lá trà bình thường, ngâm với nước sôi khoảng 20 phút và uống hoặc dùng để súc miệng.
  • Bạc hà tươi bạn làm sạch và nhai ở vị trí răng đau hoặc xay nhuyễn ngậm trong vòng 5 phút hoặc cho đến khi răng hết đau.
  • Tinh chất bạc hà bạn dùng bông tiệt trùng thấm vào và đặt vào vị trí răng đau để giảm cảm giác ê buốt, khó chịu.

6. Giảm đau răng sâu với rượu

Rượu chứa thành phần cồn, một chất sát khuẩn, do đó nó có thể được sử dụng để giảm đau, sưng, viêm nhiễm và loại bỏ mùi hôi trong miệng khi bạn đau răng.

Ngoài rượu trắng, một số người đã sử dụng rượu hạt cau hoặc rượu hạt gấc để giảm đau răng. Điều này cho thấy rằng không chỉ rượu trắng mới có tác dụng, bạn có thể thử ngậm rượu để giảm đau răng. Điều này có thể giúp làm dịu cơn đau răng và có hiệu quả chống viêm.

Thay vì sử dụng dung dịch nước muối, việc ngậm rượu là cách chữa đau răng và có tác dụng kháng viêm. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng việc sử dụng rượu như một biện pháp cấp cứu chỉ là tạm thời. Để điều trị và chăm sóc răng miệng một cách toàn diện, hãy tìm sự tư vấn từ một nha sĩ chuyên nghiệp.

cách chữa đau răng

7. Cách trị đau răng bằng oxy già

Dung dịch oxy già, cũng được gọi là dung dịch hydrogen peroxide, là một loại nước súc miệng có khả năng kháng khuẩn hiệu quả. Có nhiều chuyên gia cho rằng súc miệng bằng dung dịch oxy già có thể mang lại hiệu quả đặc biệt khi bạn gặp phải đau răng do sâu răng hoặc nhiễm trùng.

Để súc miệng bằng oxy già, bạn cần pha chế dung dịch theo tỷ lệ 1:1 giữa hydrogen peroxide 3% và nước. Sau đó, súc miệng trong vòng 30 giây và sau đó nhổ ra, sau đó súc miệng lại nhiều lần với nước thường.

Lưu ý quan trọng là không được nuốt dung dịch oxy già. Vì vậy, bạn cần thận trọng khi sử dụng và súc miệng. Đồng thời, phương pháp này không nên được áp dụng cho trẻ em nhỏ do rủi ro nuốt phải dung dịch.

cách chữa đau răng nhanh nhất

8. Cách chữa đau răng bằng gel lô hội (nha đam)

Sử dụng lô hội cũng là cách chữa đau răng cực hiệu quả. Gel lô hội đã được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực y học với nhiều mục đích khác nhau. Các chuyên gia đã sử dụng gel lô hội để chữa lành vết bỏng và xoa dịu vết thương ngoài da. Hiện nay, gel lô hội cũng được sử dụng để làm sạch và làm dịu khu vực nướu bị sưng.

Nha đam, thành phần chính trong gel lô hội, được cho là có khả năng kháng khuẩn tự nhiên và có thể tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng một cách hiệu quả. Điều này làm cho gel lô hội trở thành một cách chữa đau răng.

Để sử dụng gel lô hội để trị đau răng, bạn chỉ cần áp dụng gel trực tiếp lên vùng đau và nhẹ nhàng massage cho đến khi cơn đau dịu đi. Quá trình này giúp lô hội thẩm thấu vào da và có tác động làm giảm viêm nhiễm và làm dịu cơn đau.

cách chữa đau răng sâu nhanh nhất tại nhà

9. Cách chữa đau răng bằng thuốc đặc trị

Ngoài những nguyên liệu tự nhiên có sẵn trong nhà bạn có thể sử dụng kết hợp với thuốc đặc trị đau răng để mang lại hiệu quả tốt hơn.

Bạn có thể tham khảo một số thuốc giảm đau răng sau:

  • Paracetamol/Aspirin: Giảm cơn đau răng hiệu quả, giảm tình trạng sưng nhức lợi, nướu. Trong tình trạng bạn bị sốt thì thuốc này còn có tác dụng hạ sốt.
  • Alaxan: Với hoạt chất Ibuprofen giúp giảm nhanh những cơn đau, hạ sốt và kháng viêm hiệu quả.
  • Dorogyne: Với nhiều thành phần có khả năng kháng viêm và khống chế các cơn đau do viêm lợi, nhức răng gây nên.
  • Rodogyl: nổi bậc với khả năng kháng viêm nhờ các thành phần Spiramycin, Metronidazole giúp đánh tan cơn đau răng.

Tuy nhiên bạn nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn sử dụng và liều dùng của nhà sản xuất hoặc chuyên gia tư vấn. Tránh trường hợp dùng quá liều gây tác dụng phụ.

cách chữa đau răng tại nhà

Cách chữa đau răng tại nhà có thực sự hiệu quả?

Các cách chữa đau răng tại nhà chỉ mang tính tạm thời cải thiện tình trạng đau răng của bạn trong khoảng khắc ngắn. Cũng như chỉ có hiệu quả tốt với những trường hợp nhẹ. Vậy nên nếu tình trạng răng miệng của bạn đang nghiêm trọng hoặc áp dụng những cách trị đau răng tại nhà vẫn không hiệu quả thì bạn nên đến những cơ sở y tế hoặc những trung tâm răng miệng để được tư vấn và chữa trị kịp thời.

Cách chăm sóc răng giúp ngăn chặn đau răng

Cơn đau răng đã được trị nhưng không đồng nghĩa nó sẽ không quay lại, vậy nên bạn cần có một chế độ chăm sóc răng miệng để ngăn chặn đau răng tái phát.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Thực hiện theo hướng dẫn đánh răng đúng cách vô cùng quan trọng để có thể bảo vệ hàm răng của bạn được chắc khỏe và bạn cũng nên lưu ý những điều nên về không nên để giảm thiếu tình trạng răng miệng xấu đi.

  • Nên đánh răng tối thiểu 2 lần mỗi ngày sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
  • Lựa chọn bàn chải đánh răng phù hợp với khuôn răng, lông bàn chải mềm mịn để không gây tổn hại nướu, lợi.
  • Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng để hạn chế vụn thức ăn bám trên nướu gây nên các vấn đề răng miệng.
  • Nên vệ sinh răng miệng bằng nước súc miệng có tính sát khuẩn để loại bỏ những loại vi khuẩn gây hại cho răng miệng.
  • Chọn kem đánh răng có các thành phần làm chắc khỏe răng và phù hợp với cơ địa.

Chế độ ăn uống hợp lý

  • Hạn chế ăn những thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh khiến răng bị yếu
  • Ăn những thực phẩm bổ sung canxi cũng như các loại vitamin, khoáng chất thiết yếu giúp răng chắc khỏe.
  • Nên tránh ăn đồ ngọt, đồ cay nóng sẽ khiến men răng bị bào mòn.

Khám răng định kì

Việc khám răng định kì sẽ giúp bạn phát hiện những bệnh về răng miệng sớm nhất. Từ đó ngăn chặn việc bệnh nặng hơn hoặc những biến chứng của nó gây nên. Ngoài ra việc phát hiện sớm giúp việc điều trị nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Chính vì vậy bạn nên kiểm tra tình trạng răng miệng thường xuyên tại các trung tâm nha khoa bởi các bác sĩ, chuyên gia có chuyên môn tốt để có được kết quả chính xác. Cũng như nhận được những tư vấn, lời khuyên hữu hiệu trong việc chăm sóc răng.

Video về lợi ích của tỏi đối với việc chữa đau răng


Bạn  vừa xem xong những kiến thức về cách chữa đau răng. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn khi những cơn đau răng ập đến. Hãy theo dõi Trùm Review để cập nhật thêm những thông tin thú vị bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Địa điểm Mỹ phẩm
Kem trị thâm mắt AHC
7 loại kem trị thâm mắt AHC đến từ Hàn Quốc hiệu quả nhanh chóng
Kem trị thâm mắt Kumargic chính hãng đến từ Nhật Bản
Kem trị thâm mắt Kumargic đánh bay quầng thâm mắt cấp tốc
Kem trị mụn La Roche-Posay
Top 9 kem trị mụn hiệu quả tức thì được đánh giá tốt nhất 2024
Làm đẹp Sức khoẻ
Cách trị thâm môi
4 phương pháp trị môi thâm giúp đôi môi hồng hào, đầy sức sống
Cách trị mụn lưng
8 cách trị mụn lưng tại nhà hiệu quả và cách ngăn ngừa mụn lưng
Cách làm trắng da mặt
Top 11 cách làm trắng da mặt tự nhiên nhưng không bắt nắng